items (0)

Cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ tránh phạm đại kỵ

Bài viết dưới đây Nội thất 190 sẽ giúp bạn trả lời chi tiết một số câu hỏi: có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ không? Hướng đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ như thế nào là hợp phong thủy? Và bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ cần tránh những điều gì?

  1. Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ không?
  2. Diện tích nhà vệ sinh hợp lý
  3. Hướng đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ hợp phong thủy
  4. Những điều kiêng kỵ khi đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ
  5. Một vài lời khuyên khi bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ

1. Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ không?

Như bạn đã biết, phòng ngủ là không gian sống cực kì cần thiết đối với con người. Phòng ngủ phục vụ cho giấc ngủ, hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn. Do vậy việc bố trí phòng ngủ hợp phong thủy là điều rất được các gia chủ quan tâm khi chuẩn bị thiết kế ngôi nhà của mình.

Còn phòng tắm, nhà vệ sinh- lại là không gian phục vụ cho việc vệ sinh, tắm giặt. Và vì thế, chức năng của 2 căn phòng này hoàn toàn khác nhau. Do đó, rất nhiều người cho rằng, không nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ bởi những lý do sau:

+ Thứ nhất: Vấn đề phong thủy: Nhiều người cho rằng, phòng vệ sinh là là nơi âm khí nặng nề, đồng thời cũng là không gian sản sinh ra những không khí ô nhiễm. Vì thế nên sẽ không tốt đối với sức khỏe và ảnh hưởng đến giấc ngủ của người sống trong phòng đó. Do đó, hoàn toàn không nên đặt vệ sinh trong phòng ngủ trong bất cứ trường hợp nào.

+ Thứ hai: Ảnh hưởng đến đồ đạc trong phòng ngủ: Vẫn là yếu tố ẩm ướt. Hơi ẩm, Hơi nước từ nhà vệ sinh, phòng tắm trong quá trình sử dụng bốc lên, bay ra ra ngoài có thể khiến chăn, màn, đệm trong phòng ngủ bị hấp thụ khí ẩm đó nên dễ gây ra hiện tượng ẩm ướt, nấm mốc, khiến cho người ngủ trong phòng có cảm giác khó chịu và mệt mỏi trong thời gian dài.

Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ không?

Tuy nhiên, đó chỉ là những quan niệm truyền thống, xưa cũ, hiện nay đã quá lỗi thời rồi! Bạn thử làm một phép so sánh đơn giản về những lợi ích nó đem lại so với những gì bạn đang băn khoăn nhé! Bạn sẽ tự mình tìm ra được câu trả lời cho vấn đề này:

Những ưu điểm khi đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ

+ Thứ nhất: Đảm bảo sự riêng tư:

Đây là điều thực sự cần thiết trong cuộc sống hiện đại, ngay cả khi bạn sống cùng với các thành viên trong gia đình mình thì sự riêng tư, tự do và thoải mái của cá nhân vẫn rất cần được đảm bảo. Đặc biệt, đối với những gia đình, vợ chồng trẻ khi xây dựng nhà cửa, thì việc thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ càng cực kì cần thiết hơn nữa!

+ Thứ hai: Tình tiện lợi!

+ Thứ ba: Hợp lý với quy mô nhà ở và gia đình

Đối với những ngôi nhà có diện tích sử dụng trung bình khoảng >100m2 thì sẽ thoải mái cho việc bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ. Thường thì, đối với thiết kế nhà 2 tầng có 3 phòng ngủ hoặc 4 phòng ngủ thì có thể bố trí 2 phòng ngủ có vệ sinh riêng. Còn nếu đối nhà nhà 1 tầng thì nên ít nhất có 1 phòng ngủ có vệ sinh.

Nếu như gia đình bạn có ít người, khoảng dưới 5 thành viên, thì bạn nên có ít nhất 2 phòng ngủ có phòng vệ sinh riêng, Như vậy sẽ phù hợp với nhu cầu sử dụng và đồng thời cũng hợp lý về lâu về dài.

Uu điểm khi đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ

+ Thứ tư: Tiết kiệm diện tích

Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ hay không- sẽ có rất nhiều suy nghĩ rằng, xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ chiếm một khoảng diện tích nhất định trong phòng ngủ, điều này sẽ làm cho không gian phòng ngủ trở nên chật chội hơn. Tuy nhiên, bạn lại chưa tính đến trường hợp, làm nhà vệ sinh trong phòng, đồng nghĩa với việc tổng diện tích phòng ngủ cần nhiều hơn. Diện tích các không gian giao thông, đi lại bên ngoài cũng sẽ rộng rãi hơn.

Vậy bạn đã quyết định được, có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ chưa?

2. Diện tích nhà vệ sinh hợp lý

Thông thường, diện tích phòng ngủ thông thường đẹp thường khoảng từ 12-16m2 là đẹp. Thế nhưng nếu có thêm phòng vệ sinh trong phòng ngủ thì cần thêm khoảng diện tích từ 4-6m2 ( không tính diện tích tường xây). Đồng nghĩa với việc tổng diện tích phòng ngủ để xây dựng cần thiết cho nhà vệ sinh nữa phải đạt từ 16-22m2 là diện tích tối thiểu. Phòng vệ sinh trong phòng ngủ khoảng 4m2 là cũng khá đầy đủ tiện nghi.

Diện tích nhà vệ sinh trong phòng ngủ chợp lý

Nhà vệ sinh nhỏ thường có diện tích dưới 2m vuông.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn đặt thêm bồn tắm trong không gian này nữa thì có thể tăng thêm diện tích phòng ngủ là 6m2. Và đối với các phòng ngủ có diện tích lớn hơn thì có thể để diện tích nhà vệ sinh bên trong rộng hơn tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng của mình

3. Hướng đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ hợp phong thủy

3.1. Đại kị đặt nhà vệ sinh ở Bắc và Đông Bắc

Hướng Bắc hoặc hướng Đông Bắc (còn gọi là hậu quỷ môn) của nhà ở mà đặt nhà vệ sinh thì kết quả gia môn sẽ gặp bất hạnh: nam, nữ chủ nhân mắc bệnh động mạch xơ cứng, gan cứng, mật kết sỏi đi lỵ, đau dạ dày, đại tiện bí, ăn bị trúng độc, khí huyết không lưu thông. Với người già thì sức khỏe càng không tốt.

Hướng Đông Bắc thì cần tránh Bắc Đông 15 độ (phạm vi của Sửu) và trung tâm Đông Bắc 15 độ (phạm vi của Cấn). Nếu như cả nhà vệ sinh đều nằm ở phương vị Bắc hoặc Đông Bắc, chỉ cần di dời vị trí của bồn cầu đến phương vị cách đó 15 độ là được.

Nếu như bồn cầu thuộc phạm vi này thì chỉ cần di dời bồn cầu chứ không cần xây lại nhà vệ sinh. Ngoài phương vị Bắc, Đông Bắc thì nhà vệ sinh thuộc phương vị Tây Nam cũng thuộc hung tướng. Nếu cần di dời, chỉ có thể dời từ hướng Tây Nam sang Tây Bắc.

Nhà vệ sinh thuộc hướng Tây cũng không tốt nhưng nếu không phải người thuộc tuổi Dậu hoặc trong gia đình không có phụ nữ đang chuẩn bị kết hôn thì không cần phải lo lắng. Người cầu toàn thì có thể di dời bồn cầu đến Tây Bắc (phạm vi Nhâm hoặc Quý).

3.2. Không đặt nhà vệ sinh ở hướng Đông Nam, Tây Nam

Trong một căn nhà, góc Đông Nam là cung tài lộc, góc Tây Nam là cung tình duyên và hôn nhân, góc Bắc là cung sự nghiệp.

Như vậy, mỗi lần chúng ta tắm hay giật nước bồn cầu là mỗi lần Sinh Khí bị cuốn trôi nếu nhà vệ sinh tọa ở góc đó. Đó cũng có nghĩa là những may mắn, tiền bạc, tình yêu, hạnh phúc gia đình và cả sự nghiệp sẽ bị cuốn trôi theo dòng nước.

Vì vậy, nếu sẵn có một nhà vệ sinh ở hướng này, gia chủ nên di dời đến phương vị Đông, Tây Bắc.

Nên đặt nhà vệ sinh ở hướng nào là hợp phong thủy?

Theo phái Bát trạch thì nên đặt nhà vệ sinh ở Tây Bắc hoặc Đông ngôi nhà thì bình an.

Tùy theo năm tuổi mỗi người có một trạch mệnh (phi cung) tương ứng với nó là trạch nhà cùng tên. Trạch nhà có 8 hướng với 4 hướng cát và 4 hướng hung (xem thêm tại xem hướng nhà theo tuổi). Phái bát trạch chủ chương chọn vị trí xấu hung đặt phòng vệ sinh và hướng bàn cầu quay về cung xấu của gia chủ. Đó là cách “dĩ độc trị độc” để hung gặp hung hóa cát. Theo nguyên lý này đặt khu vệ sinh vào vị trí xấu (hung) của ngôi nhà sẽ hợp hơn là đặt vào vị trí tốt.

Thường thì đặt nhà vệ sinh tại 4 hướng hung: Ngũ quỷ, tuyệt mệnh, họa hại, lục sát

  • Ngũ quỷ thuộc Liêm trinh tinh, trong ngũ hành thuộc hỏa nên tìm cách bố trí nhà vệ sinh ở hướng này để áp chế sát khí của Ngũ quỷ
  • Tuyệt mệnh thuộc Phá tinh quân trong ngũ hành thuộc Kim. Muốn thúc đẩy tài vận thì phải bố trí nhà vệ sinh ở hướng này để trấn áp sát khí.
  • Lục sát thuộc Văn khúc tinh trong ngũ hành thuộc Thủy, theo “bát trạch minh kính”: dùng 10 loại nước xú uế, nền bếp, nhà xí để áp chế phương vị lục sát bản mệnh, cho nên muốn được giàu có phải dùng nhà vệ sinh để trấn áp.
  • Họa hại: Lộc tồn tinh trong ngũ hành thuộc Thổ, nên đặt nhà vệ sinh hướng này chống sát khinh

Ngoài ra Bát trạch còn cho rằng, khi đặt bàn cầu cần lưu ý không để miệng bàn cầu hướng về các cung sát như Thiên y, Sinh khí, Diên niên, Phục vị. Nếu không làm giảm sức khỏe, tài lộc gây bất hòa gia đình.

4. Những điều kiêng kỵ khi đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ

4.21 Đại kỵ đặt nhà vệ sinh ở giữa nhà (trung cung)

Vì phần trung tâm của mọi cuộc đất – ngôi nhà vốn thuộc Thổ (khắc Thuỷ), là nơi trang trọng và đòi hỏi sự cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng và trang nghiêm nhất (nhà xưa luôn đặt bàn thờ tại trung cung).

Nếu đặt phòng vệ sinh tại trung cung thì vừa làm hỏng nội khí của nhà, vừa bất lợi cho khu vệ sinh vì rất khó thông thoáng, đồng thời khu vệ sinh cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ các công năng khác.

4.2. Không đặt cửa nhà vệ sinh đối diện cửa phòng ngủ

Đối với quan niệm từ xa xưa, cửa chính là nơi đón nhận tất cả những khí tốt, vượng khí từ bên ngoài ngôi nhà. Cửa phòng vệ sinh được đặt đối diện với cửa phòng ngủ, giường ngủ sẽ cản trở các luồng sinh khí cũng như tài lộc vào căn phòng của bạn.

Không đặt cửa nhà vệ sinh đối diện cửa phòng ngủ

Ngoài ra, điều này còn tác động xấu đến tâm lý của các thành viên trong gia đình, khiến cuộc sống gặp nhiều bế tắc không giải quyết, mâu thuẫn tự nhiên cho gia đình. Theo phong thủy nhà ở, năng lượng và cơ hội tốt của gia đình sẽ vào nhà qua cửa chính. Do đó, hướng cửa nhà vệ sinh không được đặt đối diện cửa ra vào.

Thay vì mở cửa trực xung đối môn như vậy rất dễ gây gió lùa thì có thể đặt bình phong hoặc tạo vách ngăn che chắn nếu như không thể xoay chuyển cửa được.

Để biết thêm chi tiết về cách bố trí cửa phòng ngủ như thế nào là hợp lý và hợp phong thủy, mới bạn tham khảo bài viết sau đây: Cách bố trí cửa phòng ngủ tránh phạm phong thủy.

4.3. Hướng bồn cầu không được phạm kiêng kỵ phong thủy:

  • Hướng bồn cầu không nên đặt giống hướng cửa nhà
  • Bồn cầu không được trực xung với giường và bếp nấu
  • Bồn cầu tuyệt đối không được ở hướng Bắc, tránh hình thành cục diện Lửa – Nước
  • Hướng bồn cầu tốt nhất nên là hướng chéo hoặc vuông góc với cửa nhà vệ sinh
  • Nên đặt bồn cầu ở vị trí kín đáo, khuất tầm mắt sao cho dù đứng ở cửa phòng hoặc khi soi gương đều không nhìn thấy.

4.4. Không đặt nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ

Nhà vệ sinh nếu nằm trên phòng ngủ sẽ là điều vô cùng nguy hại. Bởi hung khí sẽ tập trung trong chính căn phòng ngủ ấy gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

4.5. Nhà vệ sinh kỵ chung với bếp

Tránh đặt cửa phòng vệ sinh trực xung với cửa bếp, bếp thuộc hỏa vào khu có Thủy sẽ gặp xung khắc ngũ hành. Còn vị trí giường ngủ luôn cần tọa cát nên không thể trùng phương vị tọa hung của nhà vệ sinh được.

Nhà vệ sinh chung với nhà bếp các bạn có thể đặt 2 chậu cây cảnh ở cửa nhà vệ sinh để hóa giải.

Bài nên đọc: 9 Sai lầm khi bố trí phòng bếp theo phong thủy và cách hóa giải.

4.6. Kỵ đặt chung nhà tắm, rửa mặt và bàn cầu

Tốt nhất là nên tách riêng chúng ra nếu có thể bằng những cách chia cứng như xây tường, làm vách kính hoặc mềm như dùng rèm che, cửa lùa….

Có thể đặt thêm mành chắn, bình phong gỗ hay cây xanh để ngăn tầm nhìn từ cửa chính vào.

Đặc biệt chú ý, không được thiết kế nhà vệ sinh gần khu thờ cúng, nếu không sẽ biến thành hung tướng và gây những tai họa khôn lường cho gia chủ.

5. Một vài lời khuyên khi bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Một số lời khuyên để bạn hạn chế những ảnh hưởng không tốt của nhà vệ sinh trong phòng ngủ mà bạn có thể áp dụng trong căn phòng của mình:

Giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng. Thường xuyên dọn dẹp nhà vệ sinh và hạn chế tối đa các vật dụng bẩn trong khu vực vệ sinh.

Trong và sau khi sử dụng nhà vệ sinh trong phòng ngủ nên đóng cửa.

Khi thiết kế nên chú ý thiết kế cửa sổ thoáng phòng vệ sinh để các khí, mùi khó chịu có đường thoát ra ngoài.

Thiết kế cửa sổ thoáng phòng vệ sinh để các khí, mùi khó chịu có đường thoát ra ngoài.

Bạn có thể đặt một tấm bình phong, hoặc sử dụng một chiếc tủ rộng, cao ngăn cách giữa nhà vệ sinh và phòng ngủ. Cách làm này thực sự hiệu quả và được rất nhiều gia đình áp dụng. Không những hạn chế không khí ẩm mà còn tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng.

Về mặt phong thủy: Bạn có thể để thạch anh bảo bình bên trong nhà vệ sinh cũng là giải pháp hữu hiệu bởi đá thạch anh vốn được biết là loại đá có dương khí mạnh, có tính chất hút âm khí trong nhà vệ sinh, giúp hóa giải một phần lớn âm khí xấu và có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện sức khỏe, gia đạo và tài lộc.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết để có thể tự tìm cho mình đáp án cho câu hỏi có nên làm nhà vệ sinh trong phòng ngủ hay không? Bố trí hướng nhà vệ sinh thế nào là hợp phong thủy? Và những lời khuyên hữu ích khi bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ hợp lý