Bài trí tủ giày hợp phong thủy
Tủ giày là một vận dụng không thể thiếu trong một ngôi nhà hiện đại. Tủ giày không chỉ có tác dụng là nơi cất giữ giày dép mà còn như một vật trang trí cho căn hộ của bạn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết việc bài trí tủ giày cũng cần hợp phong thủy để tránh những điều xấu đến với gia đình. Nếu bạn đặt tủ giày đúng vị trí sẽ giữ được hòa khí trong nhà.
Phong thủy tủ đựng giày có liên quan chặt chẽ tới phong thủy cửa ra vào, ảnh hưởng tới tài lộc, sự may mắn của chính căn nhà và gia chủ. Cùng tìm hiểu kỹ lượng một số quy tắc chung liên quan đến phong thủy tủ đựng giày như sau:
Vị trí đặt tủ giày
Nhiều người có thói quen để giày dưới gầm giường, trong phòng ngủ vì tiện cho việc lựa chọn và đi giày mỗi khi ra khỏi nhà. Tuy nhiên, theo phong thủy, vì được sử dụng hằng ngày, đôi giày không tránh khỏi việc nhiễm tạp khí.
Chính vì thế chỉ nên để giày ở khu vực gần cửa ra vào, tránh đặt giày một cách tùy tiện tiện vì như vậy các loại khí uế tạp bên ngoài sẽ theo đôi giày vào trong nhà và ảnh hưởng trực tiếp đến vận khí của các thành viên trong gia đình.
Tuy tủ giày có giá trị sử dụng, nhưng cũng không thể đặt nó ở vị trí quan trọng chính giữa, mà chỉ thích hợp đặt dịch sang 2 bên, cách điểm trung tâm một chút.
Xem thêm một số mẫu tủ giày 190 thiết kế vững chắc, độ an toàn cao.
Ngoài ra nếu bạn đã rước bất kỳ linh vật phong thủy nào về nhà, ví dụ như Tỳ Hữu… luôn luôn ghi nhớ rằng không được bày chúng trên nóc tủ đựng giày để tiết kiệm không gian. Vì điều này sẽ gây ra tác động tiêu cực đến phong thủy của ngôi nhà.
Chiều cao của tủ giày
Dựa theo học thuyết phong thủy cổ đại, chiều cao của ngôi nhà được chia thành 3 phần bằng nhau. Phần đầu là Trời, phần giữa là Con người và phần cuối là Đất. Giày dép luôn bị bám nhiều đất cát, bụi bẩn. Tủ đựng giày lại chứa những đôi giày cũ kỹ, bẩn thỉu nên nó thuộc về phần Đất.
Chiều cao lý tưởng của tủ đựng giày không được vượt quá 1/3 chiều cao của ngôi nhà. Các bậc thầy phong thủy truyền thống tin tưởng rằng, tủ giày cao đến phần giữa ngôi nhà – phần thuộc về Con người, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Diện tích tủ giày nên nhỏ và thấp, không nên rộng và cao.
Nếu tủ giày hiện tại của bạn rơi vào trường hợp này, biện pháp khắc phục nhanh nhất là xếp giày dép mới ở các tầng trên cùng, đẩy những đôi đã cũ và đang đi dở xuống bên dưới.
Chiều rộng của tủ giày (kể cả khi mở cửa tủ) không nên vượt quá 1/3 chiều rộng của bức tường. Trong trường hợp cửa đại của ngôi nhà thông với hành lang thì tủ giày còn có tác dụng làm tấm bình phong ngăn chặn các loại xung khí tràn vào trong nhà.
Số lượng tầng của tủ giày
So với kiểu dáng mở, tủ đựng giày khép kín, có cánh cửa được khuyến khích chọn mua nhiều hơn cả. Bởi vì, nó giữ giày dép khuất khỏi tầm nhìn và giữ cả các loại mùi hôi phát ra từ chúng. Khi đóng cửa lại, chiếc tủ sẽ “khóa chặt” toàn bộ năng lượng xấu và tạp khí. Nhưng cần lưu ý chọn loại tủ có lỗ thoát khí để đảm bảo không khí vẫn được lưu thông thay vì ứ đọng một chỗ.
Về số lượng tầng, 5 là con số lý tưởng nhất, đại diện cho Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) theo phong thủy. Số lượng tầng của tủ (hoặc giá, kệ) đựng giày có thể làm ít hơn hoặc bằng 5 chứ không nên nhiều hơn. Đây cũng là một chỉ dẫn tốt giúp xác định chiều cao thích hợp cho tủ giày.